5 loại thảo dược giúp đối phó với bệnh gan nhiễm mỡ

Ngày cập nhật: 02/25/2015

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý khá phổ biến, gây ra do nhiều nguyên nhân như béo phì, thiếu dinh dưỡng, sử dụng nhiều bia rượu, hay do tác dụng phụ của một số thuốc tân dược. Điều trị gan nhiễm mỡ không quá khó, song cần kiên trì. Dưới đây là một số thảo dược giúp đối phó với bệnh lý gan nhiễm mỡ và có thể pha nước uống hàng ngày.

1. Cây kế sữa:

Cây Kế sữa (cúc gai) có nguồn gốc từ các nước thuộc vùng Địa Trung Hải, và ngày càng được nhân trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhờ tác dụng của nó đối với bệnh lý gan mật.

Cây ké sữa giúp bảo vệ gan, giảm gan nhiễm mỡ

 Ở Mỹ, có đến 1/3 dân số sử dụng các thuốc từ ké sữa một cách thường xuyên để chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Ở Châu Âu như Pháp, Đức, Italia, các sản phẩm này cũng đã được ưa chuộng và tin dùng từ lâu. Hoạt chất có tác dụng chữa bệnh của cây kế sữa chính là Silymarin:

-  Silymarin củng cố cấu trúc màng tế bào gan, làm cho một số những chất độc nhất định không vào được tế bào. Silymarin thúc đẩy tổng hợp RNA polymerase A (còn được gọi là polymerase 1), tăng tổng hợp ribosom, dẫn đến tăng tổng hợp tế bào gan mới thay thế. Ngày nay, Silymarin được dùng để điều trị những trường hợp nhiễm độc gan, hỗ trợ điều trị viêm gan mạn và xơ gan như viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và những hóa chất độc hại.

- Trên một tạp chí xuất bản năm 1995, Morazzoni và Bombardelli nhiễm độc gan do rượu (chiếm 71%), thuốc (18%), các chất độc khác (11%) và Silymarin là chất tốt nhất cho việc điều trị các tình trạng nhiễm độc gan này.

2. Ngũ vị tử: giúp bảo vệ tế bào gan khỏi sự thoái hóa thành tế bào mỡ

Ngũ vị tử giúp bảo vệ gan, giảm gan nhiễm mỡ

Ngũ vị tử có tác dụng tái tạo các nhu mô gan bị tổn thương, thành phần lignin trong Ngũ vị tử có tính bảo vệ gan rõ rệt. Phần lớn báo cáo cho biết thuốc Ngũ vị tử tăng tồn trữ glycogen và sử dụng glucose, cũng như mức acid lactic. Ngũ vị tử là vị thuốc kháng khuẩn, bảo vệ gan, cường tim và an thần. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, ngũ vị tử có tác dụng chống độc cho gan.

Vị thuốc này còn có tác dụng hồi phục chức năng gan và làm giảm ALT huyết thanh nhanh trong viêm gan mạn tính, kích thích cytochrom P450 làm tăng khả năng giải độc trong cơ thể.

Ngũ vị tử làm tăng tổng hợp protein trong gan và làm tăng hoạt động các tiểu thể gan, các tiểu thể này làm tăng khả năng giải độc và tăng hoạt động chức năng gan

3. Nhân trần

Nhân trần có công dụng thanh nhiệt, giảm đau, chống viêm, thúc đẩy quá trình tăng tiết mật và thải độc gan, bảo vệ gan và ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ. Vị thuốc này có thể dùng riêng hoặc kết hợp với một số thảo dược bổ gan khác như diệp hạ châu, cúc hoa… trong phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ.

4. Hoa cúc

Theo Đông y, hoa cúc có tính mát, vị ngọt hơi đắng, dùng để thanh nhiệt, giải độc, mát gan, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu.Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể dùng hoa cúc nấu cháo rồi ăn để giảm tình trạng mỡ trong gan.

5. Cây chó đẻ răng cưa (Cây diệp hạ châu)

Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là diệp hạ châu có vị đắng hơi ngọt, tính mát, có tác dụng  làm mát gan, mát máu, giải độc, hạ men gan và tăng cường chức năng gan nên có thể hỗ trợ hiệu quả việc phòng ngừa và chữa bệnh gan nhiễm mỡ.

 Diệp hạ châu giúp bảo vệ gan, giảm gan nhiễm mỡ

Chất đắng trong diệp hạ châu giúp gia tăng lượng glutathione là chất bảo vệ gan, từ đó tăng khả năng giải độc và khôi phục chức năng hoạt động của gan nên rất tốt cho các trường hợp suy giảm chức năng gan do bia rượu, viêm gan, gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, diệp hạ châu còn có tác dụng giảm đau và chứa nhiều chất chống oxi hóa có tác dụng ức chế sự hình thành mỡ ở gan, giúp hạn chế hiện tượng viêm, hoại tử tế bào gan./.

Đang tải...