Các hạt nano bạc tác động lên cơ thể như thế nào?

Ngày cập nhật: 03/09/2015

Hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch nhờ tác dụng kháng khuẩn mạnh hay kích thích tăng sinh các sợi collagen một cách thích hợp, giúp vết thương nhanh liền và không để lại sẹo...đều là những lợi ích do các hạt nano bạc mang lại.

Hiện nay, khái niệm vật liệu nano hay công nghệ nano đang được nhắc đến khá nhiều, đi kèm với nhiều ưu điểm nổi bật của sản phẩm có ứng dụng công nghệ này.

Thuật ngữ công nghệ nano xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20 liên quan đến công nghệ chế tạo cấu trúc vi hình của mạch vi điện tử. Khi chế tạo các vi mạch có kích thước chỉ từ vài chục đến vài trăm nanomet, người ta đã phát hiện ra hàng loạt hiện tượng, tính chất mới mẻ khi vật thể tồn tại ở kích thước nhỏ bé này, và có thể ứng dụng vào nhiều chuyên ngành rất khác nhau.  Từ đó, vật liệu nano ra đời. Vật liệu nano là vật liệu trong đó có ít nhất một chiều có kích thước dưới 100 nano mét, tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí.

Trong lĩnh vực y sinh học, các nhà khoa học cũng nhận ra rằng, quá trình sống trong tế bào là tập hợp của những chuỗi phản ứng giữa những phân tử có kích thước vô cùng nhỏ bé, cỡ nano. Từ đó, họ thấy rằng, con người hoàn toàn có thể tác động và kiểm soát nhiều quá trình sống trong cơ thể thông qua những vật liệu có kích thước nano này. Điển hình của sự tác động này, phải kể đến việc ứng dụng công nghệ nano để tạo ra các hạt nano bạc, làm tăng cường các tác dụng như : kháng khuẩn, chống viêm, làm liền sẹo…của ion kim loại bạc lên gấp nhiều lần.

1. Khả năng kháng khuẩn  của nano bạc:

Bản thân các ion kim loại bạc đã có hoạt tính kháng khuẩn nhờ khả năng gây biến đổi cấu trúc các tế bào. Các ion bạc bám vào màng tế bào vi khuẩn sẽ làm biến đổi hình thái của màng, từ đó làm ảnh hưởng tới các quá trình trao đổi chất diễn ra tại đây, từ đó tiêu diệt tế bào vi khuẩn. (Màng tế bào vi khuẩn là 1 trong các đích tác dụng của nhiều loại kháng sinh hiện nay)

Ion kim loại bạc còn tác động lên phân tử DNA trong nhân tế bào, gây cản trở việc sao mã vật liệu di truyền và quá trình dịch mã, từ đó ức chế sự phát triển và sự nhân lên của tế bào vi khuẩn, gây chết tế bào.

Do đồng thời tác động lên nhiều phần khác nhau của tế bào vi khuẩn nên không giống với các loại kháng sinh đang sử dụng, ion kim loại bạc có thể tác động để tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn, mà không lo ngại tính kháng của chúng. Nhờ vậy, người ta đã thống kê được rằng, bạc có thể tấn công và phá vỡ màng tế bào của gần 650 loại vi khuẩn đơn bào gây hại, đặc biệt là 2 chủng Staphylococcus và E coli (gây tiêu chảy).

Khi các hạt bạc tồn tại ở kích thước nano, diện tích bề mặt tiếp xúc của các hạt bạc với màng tế bào vi khuẩn tăng lên nhiều lần, đồng thời khả năng xâm nhập vào tế bào vi khuẩn cũng tăng lên, làm tăng khả năng diệt khuẩn của ion bạc.

Kích thước của hạt nano bạc càng nhỏ thì khả năng tiêu diệt tế bào vi khuẩn càng mạnh. Khi các hạt nano kim loại ở kích thước 5nm chúng sẽ có khả năng gây nên các hiệu ứng điện tử tức là sự biến đổi cấu trúc điện tử của bề mặt. Do đó, khả năng hoạt động của bề mặt hạt nano phân tử càng được tăng cường mạnh mẽ. Không những vậy, việc chế tạo các hạt bạc nano còn giúp giảm làm thời gian diệt khuẩn tới gần như tức thời.

Cơ chế sát khuẩn của nano bạc

Các hạt bạc nano này tác động mạnh lên tế bào vi khuẩn, tuy nhiên nó lại không gây độc với tế bào cơ thể người.  Rất nhiều thí nghiệm đã được thực hiện trên các dung dịch nano bạc tại Mỹ cũng như tại các phòng thí nghiệm và trường Đại học nổi tiếng trên thế giới, cho thấy rằng : các dung dịch nano bạc, là tác nhân hỗ trợ hệ miễn dịch có thể sử dụng hàng ngày một cách an toàn, không độc hại và không tạo phản ứng phụ nếu tuân theo chỉ định.

2. Khả năng làm lành vết thương không để lại sẹo:

Nano bạc có khả năng hết sức đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị vết thương hở, giúp nhanh lên da non và không để lại sẹo.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phục hồi tổn thương luôn diễn ra với sự có mặt của một số chất kích thích phân bào (cytokin) với chức năng khác nhau như chất cytokin “yếu tố tăng trưởng biến đổi” TGF-β (transformation growth factor - β), interleukin IL-6, IL-10, interferon IFN-g, VEGF (yếu tố tăng trưởng huyết quản nội mô) v.v... Các cytokin này có vai trò quan trọng trong các quá trình khơi mào phản ứng, duy trì hiện trạng và điều tiết các phản ứng xảy ra sau khi xuất hiện tổn thương. Chính các cytokin này là nguyên nhân làm thay đổi chất lượng điều trị vết thương theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi. Chẳng hạn, trên các sẹo lồi hoặc sẹo siêu dinh dưỡng người ta phát hiện ra rằng hàm lượng cytokin TGF-β đều gia tăng đáng kể, trong khi đó trên các tổn thương không để lại sẹo thì người ta lại tìm thấy hàm lượng yếu tố này giảm hẳn. Như vậy, nếu chúng ta tìm được tác nhân có khả năng ức chế yếu tố TGF-β thì chúng ta có thể kiểm soát được phản ứng viêm và hình thành sẹo trong quá trình điều trị vết thương. Tác nhân đó chính là nano bạc.

Interleukin IL-6 là một cytokin kích thích mạnh sự phát triển của các nguyên bào sợi cần thiết cho sự phục hồi của vết thương. Do đó nếu hàm lượng IL-6 trong vết thương tăng lên quá mức, thì sau khi điều trị sẽ để lại sẹo lồi. Có nghĩa là nếu sự hiện diện của IL-6 được hạn chế, thì quá trình lành vết thương không để lại sẹo. Mặt khác, interleukin IL-10 là một cytokin hỗ trợ viêm (pro-inflamation) rất cần thiết cho giai đoạn đầu của quá trình phục hồi vết thương (đặc biệt là vết thương bỏng) nhằm chống lại tác dụng của vi khuẩn, nhưng tại giai đoạn cuối cytokin này phải được ức chế. Các đòi hỏi này đối với IL-6 và IL-10 đều được nano bạc đáp ứng.

Cytokin IFN-g do các tế bào lympho T và đại thực bào sản sinh ra, giữ vai trò quan trọng trong việc tái tạo mô của vết thương. Cụ thể là khi hàm lượng IFN-g trong vết thương tăng lên, thì quá trình sản sinh colagen bị chậm lại trong khi lượng men phân giải collagen tăng, dẫn đến sự suy giảm tốc độ co rút của diện tích vết thương. Nói cách khác là, khi lượng IFN-g tăng lên, thì tốc độ hình thành lớp colagen trên vết thương bị chậm lại, nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi để ngăn chặn nguy cơ tạo sẹo lồi. Các tính chất này được các nhà y học điều trị rất quan tâm nghiên cứu để xử lý các tổn thương sẹo lồi hoặc tổn thương siêu dinh dưỡng. Đòi hỏi này đối với cytokin IFN-g cũng được nano bạc đáp ứng đầy đủ.

Nhờ những tác dụng nổi trội trên, các hạt nano bạc ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đặc biệt nó trở thành một 1 vũ khí mới đồng hành cùng kháng sinh trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh trên các cơ thể sống.

 

Tham khảo sản phẩm sát khuẩn, chống viêm, làm liền vết thương, ứng dụng nano bạc:

- Thuốc xịt sát khuẩn, làm liền sẹo Asap. 

Đang tải...