Sự nguy hiểm của bệnh lý tiêu chảy do Rota virus

Ngày cập nhật: 01/11/2015

Tiêu chảy do nhiễm virus Rota là bệnh rất phổ biến mà hầu như trẻ nhỏ nào cũng mắc phải, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Tác hại của việc nhiễm virus Rota không chỉ ngừng lại ở tiêu chảy, mà còn có thể dẫn đến tử vong do mất nước nặng. 

Theo các báo cáo mới nhất về các bệnh lý do virus Rota, có tới hơn 90% trẻ nhỏ dưới ba tuổi từng hơn một lần bị nhiễm loại virus này. Đây là nguyên nhân nhập viện của trên 50% ca tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ.

Theo thống kê, châu Á là khu vực có tới hơn 55% ca tử vong do tiêu chảy vì nhiễm virus Rota, trong đó số trẻ tử vong ở Ấn Độ và Trung Quốc lên tới hơn 135.000 trẻ một năm. Con số này ở Việt Nam là 2.772 trẻ.

Rota virus gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Triệu chứng lâm sàng:

Bệnh do virus Rota gây ra thường có những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy ra nhiều nước, và sốt nhẹ. Các triệu chứng này bắt đầu xuất hiện sau khi trẻ nhiễm virus Rota khoảng 2 ngày.

Ban đầu, trẻ ói mửa nhiều, sau đó là tiêu chảy với nhiều nước kéo dài khoảng 4-8 ngày. Tình trạng mất nước xảy ra thường xuyên và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, cao hơn hẳn so với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác ở trẻ.

Nhiễm virus rota có thể xảy ra nhiều lần trong đời: lần nhiễm đầu tiên thường kèm theo các triệu chứng điển hình, nhưng các lần nhiễm sau này sẽ dần ít có biểu hiện bệnh, do hệ thống miễn dịch đã bảo vệ tốt hơn.

Virú Rota lây qua đường phân-miệng, qua tiếp xúc với tay hoặc các bề mặt và vật thể bị nhiễm virus và cũng có thể qua đường hô hấp. Phân của một bệnh nhân có thể chứa tới 10 nghìn tỷ hạt virus trong một gam.

Trẻ tiêu chảy nhiều lần do nhiễm Rota virus

Cơ chế gây bệnh tiêu chảy của Rota virus:

Virus Rota gây tiêu chảy theo nhiều cơ chế tác động, khởi đầu là sự gắn các hạt virus vào các đỉnh tế bào nhung mao ruột, tạo ra một chuỗi các phản ứng có hại:

-          Sự phá hủy các tế bào nhung mao ruột, gây sự kém hấp thu ở ruột non. Thức ăn chủ yếu ở các dạng carbonhydrat, lipid (mỡ) và protein đều không được hấp thu tại ruột mà chuyển thẳng xuống đại tràng gây tiêu chảy.

-          Virus Rota sinh ra các protein độc hại NSP4 , làm giảm hoạt động tái hấp thu nước, nên nước bị đào thải theo thức ăn chưa kịp tiêu hóa gây mất nước.

-          Sự kích thích thần kinh ruột làm tăng nhu động ruột, gây tiêu chảy.

-          Các tế bào bài tiết lactase (men tiêu hóa sữa) bị phá hủy bởi virus, do đó mất khả  năng bài tiết men này làm cho trẻ nhiễm rota virus thiếu men lactase, dẫn tới không tiêu hóa được sữa, làm nặng thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa nếu trẻ tiếp tục uống sữa.

Trẻ mất nước nặng do nhiễm Rota virus

Điều trị

Điều trị nhiễm vi rút rota cấp tính là không cụ thể và bao gồm sự theo dõi và kiểm soát các triệu chứng và quan trọng nhất là duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể bệnh nhân (bù nước điện giải). Nếu không được chữa trị, trẻ em có thể tử vong do lượng nước trong cơ thể mất quá nhiều. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy, điều trị bao gồm uống bù nước điện giải, trong đó trẻ em được cung cấp thêm nước uống chứa một lượng nhỏ muối và đường.  Những ca nặng cần phải nhập viện để truyền nước điện giải vào tĩnh mạch hay dùng ống đặt qua lỗ mũi, trong đó nồng độ điện phân và nồng độ đường máu được kiểm soát.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, virus Rota không chỉ khu trú và gây bệnh ở ruột mà còn có khả năng vào máu và đi tới gây bệnh ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Các vị trí bên ngoài đường ruột thường gặp có thể kể là gan, đặc biệt trong trường hợp bệnh nặng nề gây tử vong. Men gan tăng có liên quan đến nhiễm virus và những bằng chứng về sự hiện diện của virus tại gan và thận ở một trẻ suy giảm miễn dịch. Biểu hiện thần kinh của nhiễm rota virus ở một số trẻ xuất hiện đồng thời co giật và tiêu chảy do rotavirus. Trong một số nghiên cứu gần đây, người ta phát hiện thấy kháng nguyên rotavirus ở cơ tim những bệnh nhân tử vong do nhiễm virus và các nghiên cứu in vitro cho thấy virus có khả năng nhân lên trong tế bào đảo tụy

Phòng ngừa :

Việc phòng ngừa lây nhiễm Rota virus vẫn chưa thực sự được quan tâm và đánh giá đúng. Năm 2012, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin Rotavin-M1 và đưa vào sử dụng trên cả nước.

Thách thức lớn nhất là có nhiều chủng virus Rota (hiện tìm thấy 5 chủng virus từ A  đến E ), sự lưu hành các chủng thay đổi hàng năm, thậm chí theo mùa, nên việc chủng ngừa nhiều chủng virus Rota cùng một lúc là việc cần được ưu tiên.

 

 

Đang tải...