Bệnh thủy đậu ăn gì và kiêng ăn gì?

Ngày cập nhật: 01/21/2015

Mùa đông và đông xuân là thời điểm các bệnh lý viêm, nhiễm trùng khởi phát và phát triển khó kiểm soát. Trong đó, có nhiều bệnh lý dễ lây lan và nguy hiểm với người bệnh nếu không được chăm sóc và theo dõi điều trị cẩn thận, như : bệnh thủy đậu, sởi, chân tay miệng, rubella hay tiêu chảy do Rota virus. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế, mỗi người cũng cần quan tâm đến chế độ uống để chăm sóc tốt nhất cho bản thân và người bệnh.

Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống cho bệnh nhân thủy đậu:

Những món nên ăn, uống:

-       Giữ một chế độ ăn cân bằng và khỏe mạnh bao gồm nhiều rau tươi và trái cây tươi trong chế độ ăn. Các loại thức ăn này giàu vitamin A và C, bio-flavonoid là cần thiết. Các vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời bổ sung thực phẩm giàu kẽm, magiê, canxi để kích thích hệ miễn dịch. Nước chanh rất có lợi cho người bị bệnh vì giúp giảm nhiệt dộ cơ thể. Một số loại rau tốt cho bệnh nhân thủy đậu: cải bắp, cà rốt, rau bina, dưa chuột, bông cải, giá sống, cà chua đều rất tốt cho người bệnh thủy đậu. Rau bina chứa một lượng kẽm cần thiết.

 

Benh-nhan-thuy-dau-nen-an-rau-sam
Nước rau sam tốt cho bệnh nhân thủy đậu

-       Đối với những người bị mụn nước ở miệng thì chỉ nên ăn thức ăn mềm, nhạt, dễ nuốt dễ tiêu hóa như cháo, khoai tây nghiền, nước canh, súp sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch.

Chú ý giữ vệ sinh cá nhân: Bệnh nhân thủy đậu không nên kiêng tắm, cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, có thể tắm nhanh bằng nước ấm, tắm nhẹ nhàng tránh để bóng nước bị vỡ ra. Những mụn nước bị vỡ ra nên bôi thuốc xanh methylen để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo

-          Nước rau sam

Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, nó còn là một phương thuốc độc đáo được nhiều người biết đến. Đây là loại rau mọc dại, giúp giải nhiệt, trị mụn, lá rau sam giúp đẩy nhanh tiến trình kéo da non. Người bị bệnh thủy đậu, có thể rửa sạch một nắm rau sam, lọc lấy nước uống hàng ngày. Nước rau sam có thể đẩy nhanh quá trình liền sẹo, tránh được tình trạng sẹo lõm và giúp người bệnh nhanh hóng hồi phục.

-          Cháo đậu đỏ

Theo y học cổ truyền, đậu đỏ có tính bình, vị ngọt chua, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ mủ, tiêu ung nhọt độc, lợi tiểu… Bạn có thể dùng một ít đậu đỏ, đậu xanh và một nắm gạo tẻ đã được rửa sạch, thêm thịt lợn băm rồi cho vào nấu cháo ăn hàng ngày.

Cháo đậu đỏ không chỉ cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh, nó còn rất lành tính, an toàn, tránh nguy cơ tạo sẹo lõm trên da.

-          Nước trái cây

Nước trái cây không chỉ bổ sung nước cho cơ thể, các chất dinh dưỡng trong trái cây còn có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nước ép cà rốt rất tốt cho bệnh nhân thủy đậu. Ngoài ra, dưa hấu, kiwi, chuối, và đào cũng giúp loại bỏ các tế bào da chết sau khi lành bệnh.

Những thực phẩm nên tránh

-          Thịt gà

Thịt gà là một trong những thực phẩm rất nhiều dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể được các thầy thuốc và người dân ứng dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, thịt gà lại có tính ôn (ấm) mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc, mà lại bổ sung nhiệt thì bệnh có thể tiến triển xấu thêm.

Bệnh nhân thủy đậu không nên ăn thịt gà
Bệnh nhân thủy đậu không nên ăn thịt gà

-          Thịt chó

Thịt chó lại có tính nóng mà thủy đậu thì nguyên nhân gây bệnh là do phong nhiệt, nếu ăn thịt chó, người bệnh thủy đậu sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm, tăng nguy cơ bội nhiễm và biến chứng. Do đó người bệnh thủy đậu không nên ăn thịt chó.

-          Chất béo bão hòa:

Nên tránh cho bé sử dụng sữa nguyên chất béo khi mắc bệnh thủy đậu. Vì những loại thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa có thể gây viêm, làm bệnh phát ban nặng hơn và lâu khỏi bệnh.

-          Thức ăn cay và mặn:

Không nên cho bé ăn thức ăn cay và mặn như: nước luộc gà cho muối, nước rau ép, súp có chứa ớt hoặc gia vị cay... khi bị thủy đậu vì nó có thể gây kích ứng lở loét trong miệng và cổ họng.

-          Thức ăn chứa Arginine:

Khi ăn thức ăn có chứa một hàm lượng lớn arginine bao gồm: chocolate, đậu phộng, hạt trái cây và nho khô ... có thể thúc đẩy virus phát triển và khiến bệnh trở lên trầm trọng hơn.

-          Thực phẩm chế biến có chứa chất béo nhân tạo:

Chất béo nhân tạo như: ngũ cốc, bánh mì , bánh quy và khoai tây chiên... là những thực phẩm cơ thể con người khó hấp thụ, nó không tốt cho người bị bệnh tim. Đồng thời, nó sẽ làm tăng tình trạng viêm ở người bị bệnh thủy đậu.

-          Trái cây họ cam quýt.

          Khi bé bị thủy đậu, nếu cho ăn cam, quýt sẽ làm cho mụn phát triển trong miệng và cổ họng. Hàm lượng acid cao trong trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng những vết loét , làm vết thương chậm lành và gây đau dữ dội .

          Bên cạnh đó, người bệnh bị bệnh thủy đậu cũng không nên ăn một số thực phẩm và gia vị như cơm nếp, lạc, cơm mẻ, gừng, hạt tiêu, riềng, tỏi, ớt,… Bởi theo y học cổ truyền, đa số các thực phẩm, gia vị trên có tính nóng, ấm và thấp, nên khi ăn vào sẽ gây tích thấp nhiệt. Nó sẽ làm cho nốt phỏng mâng mủ sâu rộng hơn, và tăng nguy cơ bội nhiễm và biến chứng cho người bệnh.

           Ngoài ra, theo một số tài liệu cho thấy, người bị thủy đậu cũng không nên ăn các loại hải sản chứa nhiều histamine (chất gây dị ứng, ngứa) nên làm vết thương ngứa hơn, nhất là người tiền sử có cơ địa dị ứng. Thực tế, trên lâm sàng cho thấy rằng, đồ tanh còn làm tăng nguy cơ sưng tấy, tạo mủ ở những bệnh nhân có vết thương hở và viêm nhiễm.

 

 

 

Đang tải...